SAFe Glossary

The SAFe glossary is a set of definitions for all SAFe Big Picture elements.  The extended glossary provides definitions for additional terms used in the Framework. Some are unique to SAFe (e.g., PO Sync), while others are common in Lean-Agile development (e.g., MVP). They are provided here for clarity in their meaning in the context of SAFe. All extended glossary terms appear in the English configuration and will appear in other language configurations once translated.

A

  • Acceptance Criteria (Tiêu chí Chấp nhận)

    Tiêu chí Chấp nhận cung cấp thông tin cần thiết để đảm bảo rằng một câu chuyện người dùng, tính năng, hoặc khả năng được triển khai đúng cách và bao gồm các chức năng liên quan cũng như các yêu cầu phi chức năng (NFRs).

  • Acceptance Test Driven Development, ATDD (Phát triển dựa trên Kiểm thử Chấp nhận)

    Phát triển dựa trên Kiểm thử Chấp nhận (ATDD) là một phương pháp kiểm thử Agile với việc thực hiện kiểm thử trước, gần với Phát triển hướng hành vi (BDD).

  • Agile (Linh hoạt)

    Agile là một tập hợp các giá trị, nguyên tắc và thực hành cho phát triển lặp đi lặp lại, được mô tả nổi bật trong Tuyên ngôn Agile.

  • Agile Architecture (Kiến trúc Agile)

    Kiến trúc Agile là một tập hợp các giá trị, phương pháp thực hành và hoạt động cộng tác để hỗ trợ kiến trúc và thiết kế tiến hóa, chủ động của hệ thống.

  • Agile Business Function (Chức năng kinh doanh Agile)

    Chức năng Kinh doanh Agile áp dụng các phương pháp Lean-Agile và nguyên tắc SAFe để thông suốt hoạt động kinh doanh và tạo sự minh bạch trong việc phân phối giá trị.

  • Agile Business Train

    Agile Business Train chứa một hoặc nhiều luồng giá trị vận hành SAFe và tất cả các ART cần thiết để xác định, xây dựng, triển khai, vận hành và thương mại hóa một giải pháp kinh doanh hoàn chỉnh.

  • Agile Executive Team (Nhóm Điều hành Agile)

    Nhóm Điều hành Agile là một cơ cấu để thống nhất các lãnh đạo cấp cao dưới hình thức nhóm Agile thể hiện tư duy, giá trị, nguyên tắc và phương pháp thực hành tính linh hoạt.

  • Agile Manifesto (Tuyên ngôn Agile)

    Tuyên ngôn Agile là tài liệu nền tảng của Agile, mô tả bốn giá trị và mười hai nguyên tắc của phát triển phần mềm Agile.

  • Agile Product Delivery, APD (Năng lực chuyển giao sản phẩm linh hoạt)

    Năng lực chuyển giao sản phẩm linh hoạt là cách tiếp cận tập trung vào khách hàng để xác định, xây dựng và phát hành các sản phẩm, dịch vụ một cách liên tục, mang đến lợi ích cho khách hàng và người dùng cuối cùng.

  • Agile Release Train, ART

    Agile Release Train (ART) là một nhóm Agile tồn tại lâu dài, phát triển, chuyển giao theo các vòng lặp tăng trưởng nhỏ, cung cấp và thường vận hành một hoặc nhiều giải pháp trong một chuỗi giá trị phát triển.

  • Agile Software Engineering (Kỹ thuật phần mềm Agile)

    Kỹ thuật Phần mềm Agile (ASE) là tập hợp các phương pháp hiện đại tạo ra các hệ thống lấy phần mềm làm trung tâm một cách đáng tin cậy và có thể dự đoán được. Những phương pháp này bắt nguồn từ Lập trình cực hạn (XP) nhưng đã phát triển đáng kể trong hai thập kỷ qua.

  • Agile Teams (Nhóm Agile)

    Nhóm Agile là một nhóm liên chức năng thường gồm 10 thành viên trở xuống với tất cả các kỹ năng cần thiết để xác định, xây dựng, kiểm thử và chuyển giao giá trị đến khách hàng.

  • AI, Artificial Intelligence (Trí tuệ Nhân tạo)

    Trí tuệ Nhân tạo là thuật ngữ được sử dụng để mô tả một loạt các máy thông minh có khả năng thực hiện các nhiệm vụ thường đòi hỏi trí thông minh của con người. Trí tuệ nhân tạo có thể được áp dụng ở tất cả các cấp độ của SAFe để xây dựng các giải pháp thông minh cho khách hàng, tự động hóa các hoạt động trong chuỗi giá trị và cải thiện thông tin chi tiết về khách hàng.

  • Architect Sync (Phiên đồng bộ Kiến trúc)

    Phiên đồng bộ Kiến trúc sư là một sự kiện của Solution Train nhằm đảm bảo tính nhất quán trong cách các thiết kế mới và các sự đánh đổi được quản lý trên toàn bộ Solution Train, cho phép thường xuyên điều chỉnh các hướng triển khai mà không trở thành nguồn gây ra sự chậm trễ.

  • Architectural Runway (Hành lang kiến trúc)

    Hành lang kiến trúc bao gồm mã hiện có, các thành phần và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết để triển khai các tính năng trong tương lai gần, nhằm đảm bảo hạn chế tối đa việc thiết kế lại và chậm trễ trong quá trình phát triển.

  • ART Backlog

    ART Backlog là một hệ thống Kanban được sử dụng để nắm bắt và quản lý các tính năng và yếu tố hỗ trợ nhằm nâng cao giải pháp và mở rộng hành lang kiến trúc của nó.

  • ART Flow

    ART Flow mô tả một trạng thái trong đó một ART cung cấp một luồng liên tục các tính năng có giá trị cho khách hàng.

  • ART Kanban

    Hệ thống ART Kanban là một phương pháp để trực quan hóa và quản lý dòng chảy của các tính năng từ ý tưởng đến phân tích, triển khai và phát hành thông qua Dòng chuyển giao liên tục.

  • ART PI Risks (Rủi ro ART PI)

    Rủi ro ART PI là các hạng mục được xác định có thể ảnh hưởng đến khả năng đạt được các mục tiêu PI của ART.

  • ART Planning Board (Bảng Kế hoạch ART)

    Bảng Kế hoạch ART là bảng kế hoạch trực quan hoá về ngày bàn giao tính năng trong PI, sự phụ thuộc giữa các nhóm và các mốc quan trọng liên quan.

  • ART Predictability Measure (Bản đo lường khả năng dự đoán của ART)

    Bản đo lường khả năng dự đoán của ART là một bản tóm tắt về giá trị kinh doanh kế hoạch so với thực tế của tất cả các nhóm trên ART cho một PI.

  • ART Sync (Phiên đồng bộ ART)

    Phiên đồng bộ ART là một sự kiện của ART kết hợp đồng bộ Product Owner (PO) và đồng bộ huấn luyện viên.

B

  • Backlog Refinement (Làm mịn danh sách công việc)

    Làm mịn danh sách công việc là một hoạt động định kỳ mà các đội nhóm sử dụng để xác định, thảo luận, ước lượng, và thiết lập tiêu chí chấp nhận cho các mục công việc sắp tới.

  • Baseline Solution Investments, BSIs (Các Khoản đầu tư Giải pháp cơ sở)

    Các Khoản đầu tư Giải pháp cơ sở (BSIs) là những chi phí phát sinh bởi mỗi chuỗi giá trị khi phát triển, hỗ trợ, và vận hành các giải pháp mang lại năng lực kinh doanh hiện tại.

  • Batch Size (Kích thước Lô (chuyển giao))

    Kích thước Lô (chuyển giao) là một thước đo về lượng công việc được kéo vào hệ thống trong bất kỳ khung thời gian nào.

  • Behavior-Driven Development, BDD (Phát triển hướng hành)

    Phát triển hướng hành vi (BDD) là một phương pháp kiểm thử Agile, kiểm thử trước, cung cấp chất lượng tích hợp bằng cách xác định (và có thể tự động hóa) các kiểm thử trước, hoặc là một phần của việc xác định hành vi hệ thống.

  • Benefit Hypothesis (Giả thuyết về lợi ích)

    Giả thuyết về lợi ích là lợi ích cho kinh doanh hoặc cho khách hàng có thể đo lường được của một epic, khả năng, tính năng, hoặc câu chuyện người dùng được đề xuất.

  • Big Data (Dữ liệu lớn)

    Dữ liệu lớn (Big Data) đề cập đến các vai trò và cách làm thực tiễn cần thiết để thu thập, quản lý, chuẩn hóa và cung cấp các tập dữ liệu lớn, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định có nhiều thông tin và dựa trên dữ liệu thực tế.

  • Built-In Quality (Chất lượng Tích hợp)

    Chất lượng tích hợp là một tập hợp các biện pháp giúp đảm bảo rằng kết quả đầu ra của nhóm Agile trong lĩnh vực kinh doanh và công nghệ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp trong suốt quá trình tạo ra giá trị cho khách hàng.

  • Burn-Down (Burn-Up) Chart, (Biểu đồ Burn-Down (Burn-Up))

    Biểu đồ Burn-Down và Burn-Up là các biểu đồ hiển thị tiến độ công việc so với thời gian.

  • Business Agility (Tính linh hoạt trong Kinh doanh)

    Tính linh hoạt trong Kinh doanh là khả năng cạnh tranh và phát triển trong thời đại kỹ thuật số bằng cách nhanh chóng phản ứng với những thay đổi của thị trường và các cơ hội mới nổi với các giải pháp kinh doanh sáng tạo được thúc đẩy bởi kỹ thuật số.

  • Business and Technology (Kinh doanh và Công nghệ)

    Kinh doanh và Công nghệ mô tả các mô hình có thể được áp dụng để hiện thực hóa tính linh hoạt trong kinh doanh bằng cách áp dụng các nguyên tắc và phương pháp thực hành của SAFe trên toàn doanh nghiệp.

  • Business Context (Bối cảnh Kinh doanh)

    Bối cảnh Kinh doanh là một nội dung trong phiên lập kế hoạch PI được trình bày bởi chủ sản phẩm kinh doanh, mô tả tình trạng hiện tại của doanh nghiệp, chia sẻ tầm nhìn danh mục đầu tư, và đưa ra quan điểm về việc các giải pháp hiện có đang giải quyết hiệu quả nhu cầu hiện tại của khách hàng như thế nào.

  • Business Owners (Chủ sản phẩm kinh doanh)

    Chủ sản phẩm kinh doanh (BOs) là các bên liên quan then chốt của ART, có trách nhiệm chính về kỹ thuật và kinh doanh đối với tỷ lệ hoàn vốn (ROI), quản trị và tuân thủ.

  • Business-Enabled ART (ART Hỗ trợ Kinh doanh)

    ART Hỗ trợ Kinh doanh là một Agile Release Train bao gồm những nhân sự kỹ thuật và kinh doanh cần thiết để đảm bảo giải pháp nhận thức được hoạt động kinh doanh mà nó vận hành và giải quyết các mối quan tâm liên quan đến công nghệ, doanh nghiệp và khách hàng.

C

  • CALMR

    CALMR là một tư duy DevOps hướng dẫn ART đạt được việc chuyển giao giá trị liên tục bằng cách nâng cao văn hóa, tự động hóa, luồng tinh gọn, đo lường, và khả năng phục hồi.

  • Capability (Khả năng)

    Khả năng (Capability) đại diện cho chức năng giải pháp lớn mà việc triển khai thường trải rộng trên nhiều ART và có quy mô vừa đủ để phát triển trong 1 PI.

  • Capacity Allocation (Phân phối Nguồn lực)

    Phân phối Nguồn lực là sự phân bổ công việc theo loại mục công việc cho giai đoạn lập kế hoạch sắp tới.

  • Cloud (Đám mây)

    Đám mây đại diện cho các dịch vụ xử lý và lưu trữ ảo, theo yêu cầu được sử dụng cho cơ sở hạ tầng và hoạt động có thể mở rộng và tiết kiệm chi phí, triển khai chuỗi công cụ DevOps và phát triển cũng như lưu trữ các ứng dụng AI.

  • Coach Sync

    Coach Sync là một sự kiện của ART giúp điều phối các phần phụ thuộc của ART và cung cấp thông tin chi tiết về tiến trình cũng như các trở ngại.

  • Collective Ownership (Sở hữu tập thể)

    Sở hữu tập thể là một phương pháp thực hành chất lượng trong đó các thành viên trong nhóm riêng lẻ có các kỹ năng và quyền hạn cần thiết để cập nhật mọi tài sản có liên quan nhằm cải thiện dòng giá trị.

  • Combined Portfolio (Danh mục đầu tư kết hợp)

    Danh mục đầu tư kết hợp là một loại danh mục đầu tư SAFe bao gồm cả chuỗi giá trị phát triển và vận hành

  • Communities of Practice, CoPs (Cộng đồng Thực hành)

    Cộng đồng Thực hành (CoPs) là các nhóm người có chung mối quan tâm trong một lĩnh vực kỹ thuật hoặc kinh doanh cụ thể. Họ thường xuyên cộng tác để chia sẻ thông tin, nâng cao kỹ năng và tích cực làm việc để nâng cao kiến thức của họ về lĩnh vực này.

  • Compliance (Sự tuân thủ)

    Sự tuân thủ đề cập đến chiến lược, hoạt động và tạo tác cho phép các nhóm áp dụng các phương pháp phát triển Lean-Agile để xây dựng các hệ thống có chất lượng cao nhất có thể, đồng thời đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn quy định, tiêu chuẩn ngành và các tiêu chuẩn liên quan khác.

  • Confidence Vote (Đánh giá mức độ tự tin)

    Đánh giá mức độ tự tin đo lường niềm tin của các đội nhóm và ARTs vào khả năng của họ trong việc đạt được các Mục tiêu PI đã đề ra.

  • Continuous Delivery Pipeline, CDP (Dòng Chuyển giao Liên tục)

    Dòng Chuyển giao Liên tục miêu tả các quy trình làm việc, hoạt động và tự động hóa cần thiết để phát triển chức năng mới từ ý tưởng đến việc phát hành giá trị theo yêu cầu.

  • Continuous Deployment, CD (Triển khai Liên tục)

    Triển khai Liên tục (Continuous Deployment) là một khía cạnh của dòng chuyển giao liên tục, tự động hóa việc di chuyển các chức năng mới từ môi trường staging sang môi trường môi trường triển khai phần mềm thực tế, nơi chúng sẵn sàng để phát hành.

  • Continuous Exploration, CE (Khám phá Liên tục)

    Khám phá Liên tục (CE) là một khía cạnh của dòng chảy chuyển giao liên tục, thúc đẩy sự đổi mới và tạo ra sự liên kết về những gì cần xây dựng bằng cách liên tục khám phá thị trường và nhu cầu của khách hàng, xác định tầm nhìn, lộ trình và tập hợp các tính năng cho một giải pháp.

  • Continuous Integration, CI (Tích hợp Liên tục)

    Tích hợp Liên tục (CI) là một khía cạnh của dòng chảy chuyển giao liên tục, trong đó chức năng mới được phát triển, kiểm tra, tích hợp và xác thực để chuẩn bị cho việc triển khai và phát hành.

  • Continuous Learning Culture, CLC (Văn hóa Học tập Liên tục)

    Văn hóa Học tập Liên tục (CLC) mô tả một tập hợp các giá trị và thực hành nhằm khuyến khích cá nhân—và toàn bộ doanh nghiệp—liên tục nâng cao kiến thức, năng lực, hiệu suất và sự đổi mới.

  • Coordinate and Deliver (Điều phối và Chuyển giao)

    Điều phối và Chuyển giao mô tả các phương pháp thực hành mà Solution Train sử dụng để duy trì sự liên kết và cộng tác cần thiết nhằm liên tục mang lại giá trị cho các khách hàng có giải pháp lớn.

  • Core Values (Giá trị Cốt lõi)

    Bốn Giá trị Cốt lõi là sự thống nhất, minh bạch, tôn trọng con người, và cải tiến không ngừng đại diện cho những niềm tin nền tảng, là chìa khóa cho tính hiệu quả của SAFe.

  • Cost of Delay (Chi phí Trì hoãn)

    Chi phí Trì hoãn (CoD) là tử số trong cách tính ưu tiên sử dụng kĩ thuật WSJF, đại diện cho số tiền hoặc giá trị sẽ bị mất do việc trì hoãn hoặc không thực hiện một công việc trong một khoảng thời gian so với các công việc khác.

  • Customer (Khách hàng)

    Khách hàng là những người hưởng lợi cuối cùng từ giá trị của các giải pháp được tạo ra và duy trì bởi các chuỗi giá trị của danh mục đầu tư.

  • Customer Centricity (Tư duy hướng khách hàng)

    Tư duy hướng khách hàng là một tư duy tập trung vào việc tạo ra những trải nghiệm tích cực cho khách hàng thông qua toàn bộ sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

  • Customer Journey Map (Bản đồ Hành trình Khách hàng)

    Bản đồ Hành trình Khách hàng ghi lại trải nghiệm của người dùng khi họ tương tác với chuỗi giá trị vận hành, sản phẩm, và dịch vụ của công ty.

D

  • Decentralized Decision-Making (Ra quyết định Phi tập trung)

    Ra quyết định Phi tập trung trao quyền cho cá nhân và đội nhóm đưa ra quyết định dựa trên kiến thức và bối cảnh của họ.

  • Definition of Done (Định nghĩa Hoàn thành)

    Định nghĩa Hoàn thành xác định các yêu cầu để hoàn thành một sản phẩm công việc hoặc một giá trị gia tăng.

  • Deploy (Triển khai)

    Triển khai là di chuyển một thay đổi từ môi trường tiền triển khai sang môi trường thực tế hoặc môi trường vận hành, nơi nó có thể được phát hành (hoặc không) cho người dùng cuối.

  • Design Thinking (Tư duy Thiết kế)

    Tư duy Thiết kế là một quá trình phát triển tập trung vào khách hàng để tạo ra các sản phẩm mong muốn, có lợi nhuận và bền vững trong suốt vòng đời của chúng.

  • Develop on Cadence (Phát triển theo nhịp)

    Phát triển theo Nhịp độ là một tập hợp các sự kiện và hoạt động phát triển diễn ra theo lịch trình định kỳ.

  • Development Value Streams, DVS (Chuỗi Giá trị Phát triển)

    Một Chuỗi Giá trị Phát triển là trình tự các hoạt động cần thiết để chuyển đổi một giả thuyết kinh doanh thành một giải pháp số mang lại giá trị cho khách hàng.

  • DevOps

    DevOps là một tư duy, văn hóa và một bộ các thực hành kỹ thuật hỗ trợ tích hợp, tự động hóa và cộng tác cần thiết để phát triển và vận hành một giải pháp một cách hiệu quả.

E

  • Empathy Map (Biểu đồ Thấu cảm)

    Biểu đồ Thấu cảm là một công cụ tư duy thiết kế được sử dụng để phát triển sự hiểu biết sâu sắc và chia sẻ về khách hàng.

  • Enablers (Yếu tố hỗ trợ)

    Yếu tố hỗ trợ là các hạng mục công việc nhằm mở rộng hành lang kiến trúc của giải pháp đang được phát triển hoặc cải thiện hiệu suất của chuỗi giá trị phát triển.

  • Enterprise (Doanh nghiệp)

    Doanh nghiệp đại diện cho thực thể kinh doanh mà mỗi danh mục đầu tư SAFe thuộc về.

  • Enterprise Architect (Kiến trúc sư Doanh nghiệp)

    Kiến trúc sư Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thiết lập tầm nhìn, chiến lược và lộ trình công nghệ của danh mục đầu tư.

  • Enterprise Solution Delivery, ESD (Năng lực Cung cấp Giải pháp Doanh nghiệp)

    Năng lực Cung cấp Giải pháp Doanh nghiệp (ESD) mô tả các thực hành cần thiết để áp dụng các nguyên tắc và thực hành SAFe vào đặc điểm kỹ thuật, phát triển, vận hành và phát triển của các ứng dụng phần mềm, mạng và hệ thống vật lý không gian mạng lớn nhất và phức tạp nhất thế giới.

  • Epic Hypothesis Statement (Tuyên bố Giả thuyết Epic)

    Tuyên bố Giả thuyết Epic là một định dạng có cấu trúc được sử dụng để nắm bắt, tổ chức, và truyền đạt thông tin quan trọng và các giả định về một epic.

  • Epic Owners

    Chủ sở hữu Epic chịu trách nhiệm điều phối các Epic thông qua hệ thống Kanban danh mục đầu tư.

  • Epics

    Epic là một sáng kiến phát triển giải pháp quan trọng.

  • Essential SAFe (Cấu hình Essential của SAFe)

    Essential SAFe (Cấu hình Essential của SAFe) cung cấp các yếu tố tối thiểu cần thiết để Agile Release Trains có thể cung cấp các giải pháp và là điểm khởi đầu đơn giản nhất cho việc triển khai SAFe.

  • Estimating Poker (Ước lượng Bài poker)

    Ước lượng Bài poker là một kỹ thuật hợp tác để ước lượng tương đối kích thước của các câu chuyện và tính năng.

  • Extreme Programming (Lập trình Cực hạn)

    Extreme Programming (XP) là một tập hợp các phương pháp thực hành kĩ thuật lập trình được thiết kế để cải thiện chất lượng phần mềm và khả năng đáp ứng với các yêu cầu thay đổi.

F

  • Features (Tính năng)

    Một Tính năng đại diện cho chức năng của giải pháp mang lại giá trị kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan và có quy mô để được phân phối bởi Agile Release Train trong PI.

  • Flow (Luồng)

    Luồng là trạng thái xảy ra khi có sự chuyển động trơn tru, tuyến tính và nhanh chóng của sản phẩm công việc từ bước này sang bước khác trong luồng giá trị.

  • Flow Distribution

    Flow Distribution là một chỉ số đo lường tỷ lệ giữa các mục công việc theo loại trong hệ thống.

  • Flow Efficiency

    Flow Efficiency là tỷ lệ giữa tổng thời gian dành cho các hoạt động công việc tạo ra giá trị gia tăng chia cho tổng thời gian thực hiện luồng công việc

  • Flow Load

    Flow Load là một chỉ số đo lường số lượng hạng mục công việc đang được thực hiện (đang hoạt động hoặc đang chờ).

  • Flow Predictability

    Flow Predictability là một chỉ số đánh giá mức độ nhất quán của các nhóm, ART và các danh mục trong việc đáp ứng các cam kết của họ.

  • Flow Time

    Flow Time là một đơn vị đo lường thời gian trôi qua từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành cho một hạng mục công việc nhất định.

  • Flow Velocity

    Flow Velocity đo số lượng hạng mục công việc đã hoàn thành trong một khoảng thời gian.

  • Foundation (Nền tảng SAFe)

    Nền tảng SAFe được xây dựng dựa trên các năng lực lãnh đạo Tinh gọn - Linh hoạt và văn hóa học tập liên tục, bao gồm tư duy, giá trị, nguyên tắc và hướng dẫn thực hiện để triển khai các thực hành SAFe và đạt được khả năng thích ứng trong kinh doanh.

  • Full SAFe

    Full SAFe - là một phiên bản toàn diện nhất của khung làm việc SAFe hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và duy trì một danh mục các giải pháp lớn và phức tạp.

G

  • Gemba (Thực địa)

    Gemba, còn được gọi là Genba, là từ tiếng Nhật chỉ "nơi thực" ở đó công việc được thực hiện và giá trị được tạo ra.

H

  • Hackathon (Cuộc thi Lập trình)

    Cuộc thi Lập trình (Hackathons) là các sự kiện đổi mới nơi các thành viên trong nhóm có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, với bất kỳ ai họ muốn, miễn là công việc phản ánh sứ mệnh của công ty và họ trình diễn công việc của mình vào cuối sự kiện.

I

  • Innovation & Planning Iteration

    Innovation & Planning Iteration là một iteration đặc biệt và duy nhất diễn ra vào cuối mỗi PI. Nó cung cấp một khoảng thời gian dự trữ để hoàn thành các mục tiêu PI và dành thời gian cho đổi mới, đào tạo liên tục, các sự kiên lập kế hoạch PI và phiên thanh tra và thích nghi (I&A).

  • Inspect and Adapt, I&A (Phiên Thanh tra và Thích nghi)

    Phiên Thanh tra và Thích nghi (I&A) là một sự kiện quan trọng được tổ chức vào cuối mỗi PI, trong đó trạng thái hiện tại của Giải pháp được thể hiện và đánh giá. Sau đó, các nhóm phản ánh và xác định các hạng mục cải tiến thông qua một hội thảo giải quyết vấn đề có cấu trúc.

  • Integration Point (Thời điểm Tích hợp)

    Thời điểm Tích hợp là một sự kiện học tập kéo các yếu tố giải pháp khác nhau thành một tổng thể tích hợp có thể được đánh giá khách quan về hiệu suất và sự phù hợp để sử dụng.

  • Investment Horizons (Khung thời gian đầu tư)

    Khung thời gian đầu tư cung cấp một cấu trúc để các công ty phân tích, hiểu, và phân bổ các khoản đầu tư vào các cơ hội kinh doanh hiện tại và tương lai.

  • Iteration

    Iteration là một khung thời gian tiêu chuẩn, có thời lượng cố định, trong đó các nhóm Agile và ART riêng lẻ và tập thể mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng trong khi làm việc hướng tới các mục tiêu PI.

  • Iteration Goals (Mục tiêu iteration)

    Mục tiêu Iteration là một tóm tắt tổng quan về các mục tiêu kinh doanh và kỹ thuật mà một nhóm Agile đồng ý hoàn thành trong một iteration.

  • Iteration Planning (Phiên Lập kế hoạch Iteration)

    Phiên Lập kế hoạch Iteration là một sự kiện SAFe Scrum trong đó tất cả các thành viên trong nhóm xác định khối lượng công việc trong danh sách công việc của team mà họ có thể cam kết chuyển giao trong iteration sắp tới. Nhóm tóm tắt công việc này như một tập hợp các mục tiêu được cam kết của iteration.

  • Iteration Retrospective (Phiên Cải tiến Iteration)

    Phiên Cải tiến iteration là một sự kiện thường xuyên trong đó các thành viên trong nhóm thảo luận về kết quả hoàn thành trong kỳ, xem xét các phương pháp thực hành của họ và xác định các cách để cải thiện.

  • Iteration Review (Phiên Sơ kết Iteration)

    Phiên Sơ kết Iteration là một sự kiện SAFe Scrum thường xuyên trong đó nhóm thanh tra các phần tăng trưởng trong kỳ, đánh giá tiến độ và điều chỉnh danh mục công việc của nhóm.

L

  • Large Solution SAFe

    Large Solution SAFe (Cấu hình giải pháp lớn của SAFe) dành cho các doanh nghiệp xây dựng các giải pháp lớn và phức tạp mà không cần quan tâm đến danh mục đầu tư.

  • Lean (Tinh gọn)

    Tinh gọn là một khối kiến thức và một tập hợp các thực hành được thiết kế để cải thiện hiệu quả và hiệu suất của việc chuyển giao giá trị bằng cách giảm thiểu sự chậm trễ và loại bỏ các hoạt động không gia tăng giá trị.

  • Lean Budget Guardrails (Khung bảo vệ ngân sách tinh gọn)

    Khung bảo vệ ngân sách tinh gọn mô tả các chính sách và thực tiễn lập ngân sách, chi tiêu và quản trị cho một danh mục đầu tư cụ thể.

  • Lean Budgets (Ngân sách tinh gọn)

    Ngân sách tinh gọn là một phương pháp quản trị tài chính tài trợ cho các dòng giá trị thay vì các dự án, tăng tốc việc cung cấp giá trị và giảm chi phí chung và chi phí liên quan đến kế toán chi phí dự án truyền thống.

  • Lean Business Case, LBC (Mẫu Kinh doanh Tinh gọn)

    Trường hợp Kinh doanh Tinh gọn (LBC) là một định dạng có cấu trúc để mô tả các epic, các MVP của chúng và giá trị kinh doanh dự kiến.

  • Lean Governance (Quản trị Tinh gọn)

    Quản trị Tinh gọn là khía cạnh của Quản lý Danh mục Đầu tư Tinh gọn hỗ trợ việc giám sát chi tiêu, kiểm toán, tuân thủ, chi tiêu, đo lường và báo cáo.

  • Lean Portfolio Management, LPM (Năng lực Quản lý danh mục đầu tư tinh gọn)

    Năng lực Quản lý danh mục đầu tư tinh gọn (LPM) thống nhất chiến lược và thực thi bằng cách áp dụng các phương pháp tiếp cận tư duy hệ thống và Lean vào chiến lược và cấp vốn đầu tư, vận hành danh mục đầu tư Agile và quản trị.

  • Lean Quality Management System, Lean QMS (Hệ thống Quản lý Chất lượng Tinh gọn)

    Hệ thống Quản lý Chất lượng Tinh gọn (Lean QMS) là một loại hệ thống quản lý chất lượng áp dụng các thực hành theo Lean - Agile, các chính sách và các quy trình để xác nhận chất lượng, an toàn và hiệu quả của sản phẩm.

  • Lean User Experience, Lean UX (Trải nghiệm người dùng tinh gọn)

    Trải nghiệm người dùng tinh gọn (Lean UX) là một cách tiếp cận dựa trên nhóm để xây dựng các sản phẩm tốt hơn bằng cách tập trung ít hơn vào thiết kế lý tưởng về mặt lý thuyết mà tập trung nhiều hơn vào việc học tập lặp đi lặp lại, trải nghiệm người dùng tổng thể và kết quả của khách hàng.

  • Lean-Agile Center of Excellence, LACE (Trung tâm chuyển đổi Lean-Agile)

    Trung tâm chuyển đổi Lean-Agile (LACE) là một nhóm Agile nhỏ chuyên triển khai cách làm việc tinh gọn theo SAFe, Agile.

  • Lean-Agile Leadership, LAL (Lãnh đạo Linh hoạt - Tinh gọn)

    Năng lực Lãnh đạo Tinh gọn - Linh hoạt (LAL) mô tả cách các nhà lãnh đạo thúc đẩy và duy trì sự thay đổi của tổ chức cũng như hoạt động xuất sắc bằng cách trao quyền cho các cá nhân và nhóm để đạt được tiềm năng cao nhất của họ.

  • Lean-Agile Mindset (Tư duy Tinh gọn - Linh hoạt)

    Tư duy Lean-Agile là sự kết hợp giữa niềm tin, giả định, thái độ và hành động của các nhà lãnh đạo và thực hành SAFe, những người nắm bắt các khái niệm về tư duy tinh gọn và tuyên ngôn Agile.

  • Little's Law (Định luật Little)

    Định luật Little là một lý thuyết hàng đợi, phát biểu rằng thời gian chờ đợi trung bình cho dịch vụ từ một hệ thống bằng tỷ lệ giữa độ dài hàng đợi trung bình chia cho tốc độ xử lý trung bình.

M

  • Measure and Grow (Đo lường và Phát triển)

    Đo lường và Phát triển là một phương pháp mà các doanh nghiệp SAFe sử dụng để đánh giá tiến triển hướng tới sự linh hoạt trong kinh doanh và xác định các hành động cải tiến.

  • Milestone (Cột mốc)

    Cột mốc là một mục tiêu cụ thể, sự kiện hoặc thời điểm được sử dụng để đánh giá tiến độ đạt được mục tiêu lớn hơn.

  • Minimum Marketable Feature, MMF (Tính năng tiếp thị tối thiểu)

    Tính năng tiếp thị tối thiểu (MMF) là chức năng tối thiểu cần thiết để xác thực giả thuyết về lợi ích của tính năng.

  • Minimum Viable Product, MVP (Sản phẩm khả dụng tối thiểu)

    Sản phẩm khả dụng tối thiểu (MVP) là một phiên bản sản phẩm từ sớm và đơn giản nhất của một giải pháp mới đủ để chứng minh hoặc bác bỏ một giả thuyết.

  • Model-Based Systems Engineering, MBSE (Kỹ thuật hệ thống dựa trên mô hình)

    Kỹ thuật hệ thống dựa trên mô hình (MBSE) là việc phát triển một tập hợp các mô hình liên quan giúp xác định, thiết kế, mô phỏng và tài liệu hóa một hệ thống đang được phát triển.

  • Modified Fibonacci Sequence (Chuỗi Fibonacci Tinh chỉnh)

    Chuỗi Fibonacci Tinh chỉnh là một chuỗi số ước lượng tương đối (1, 2, 3, 5, 8, 13, 20, 40, 100) phản ánh sự không chắc chắn vốn có của công việc đang được ước lượng.

N

O

P

  • Pareto Analysis (Nguyên tắc Pareto)

    Nguyên tắc Pareto là một kỹ thuật được sử dụng trong hoạt động thanh tra và thích nghi để để thu hẹp số lượng các hành động nhằm tạo ra kết quả tổng quan có ảnh hưởng nhất.

  • Participatory Budgeting, PB (Lập ngân sách có sự tham gia)

    Lập ngân sách có sự tham gia (PB) là một quy trình hợp tác để phân bổ ngân sách danh mục đầu tư cho các chuỗi giá trị của nó.

  • Personas

    Personas là đặc điểm đại diện của những người sử dụng hoặc có thể sử dụng sản phẩm.

  • Phase Gate (Chốt kiểm tra)

    Chốt kiểm tra là các cột mốc quản trị dựa trên các phương pháp tiếp cận có tính kế thừa và tuần tự để đo lường tiến trình trong phát triển giải pháp.

  • PI Objectives (Mục tiêu PI)

    Mục tiêu PI tóm tắt các mục tiêu kinh doanh và kỹ thuật mà các nhóm và các ART dự định đạt được trong PI sắp tới, bao gồm các mục tiêu cam kết hoặc không cam kết.

  • PI Planning (Lập kế hoạch PI)

    Lập kế hoạch PI là một sự kiện dựa trên nhịp độ dành cho toàn bộ ART nhằm gắn kết các nhóm và các bên liên quan với sứ mệnh và tầm nhìn chung.

  • Plan-Do-Check-Adjust, PDCA (Lập kế hoạch-Thực hiện-Kiểm tra-Điều chỉnh)

    Lập kế hoạch-Thực hiện-Kiểm tra-Điều chỉnh (PDCA) là một sự diễn đạt của phương pháp khoa học nhằm tạo ra một giả thuyết, thực nghiệm và đánh giá kết quả từ đó định hướng sự không chắc chắn và tạo ra một lần học hỏi mới.

  • Planning Interval, PI (Khoảng thời gian lập kế hoạch)

    Khoảng thời gian lập kế hoạch là một khung thời gian dựa trên nhịp điệu đều đặn trong đó Agile Release Trains mang lại giá trị liên tục cho khách hàng phù hợp với mục tiêu PI.

  • Portfolio (Danh mục đầu tư)

    Một danh mục đầu tư SAFe là một tập hợp các luồng giá trị cung cấp liên tục các giải pháp có giá trị cho khách hàng trong một mô hình đầu tư và quản trị chung.

  • Portfolio Backlog (Danh sách công việc cho Danh mục đầu tư)

    Danh sách công việc cho Danh mục đầu tư là một hệ thống Kanban được sử dụng để nắm bắt và quản lý các hoạt động kinh doanh và hỗ trợ nhằm tạo ra và phát triển các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp của danh mục đầu tư.

  • Portfolio Canvas

    Portfolio Canvas xác định các dòng giá trị phát triển trong danh mục SAFe, các giải pháp, dòng doanh thu, khách hàng mà chúng phục vụ và các yếu tố kinh doanh quan trọng khác.

  • Portfolio Flow

    Portfolio Flow mô tả một trạng thái trong đó Quản lý Danh mục tinh gọn cung cấp một luồng liên tục các epic mới cho Solution Train và ARTs để đạt được tầm nhìn và chủ đề chiến lược của danh mục đầu tư.

  • Portfolio Kanban (Hệ thống Kanban cho Danh mục đầu tư)

    Hệ thống Kanban cho Danh mục đầu tư là một phương pháp để trực quan hóa và quản lý dòng danh mục đầu tư, từ ý tưởng tới phân tích và thực hiện.

  • Portfolio SAFe (Danh mục đầu tư SAFe)

    Danh mục đầu tư SAFe cung cấp chiến lược và tài trợ đầu tư, vận hành danh mục đầu tư linh hoạt và quản trị tinh gọn cho một hoặc nhiều luồng giá trị

  • Portfolio Vision (Tầm nhìn Danh mục đầu tư)

    Tầm nhìn Danh mục đầu tư mô tả trạng thái tương lai của các luồng giá trị và giải pháp trong danh mục đầu tư.

  • Pre-Plan (Tiền kế hoạch)

    Tiền kế hoạch mô tả các hoạt động thống nhất và chuẩn bị cho các ART trong Solution Train để lập kế hoạch PI.

  • Problem-Solving Workshop (Phiên giải quyết vấn đề)

    Phiên giải quyết vấn đề là một sự kiện thanh tra và thích nghi (I&A), cung cấp cách tiếp cận có cấu trúc để xác định nguyên nhân gốc rễ và các hành động nhằm giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống.

  • Product Management (Quản lý Sản phẩm)

    Quản lý Sản phẩm là chức năng chịu trách nhiệm xác định các giải pháp thoả mãn tiêu chí được khách hàng mong muốn, khả thi, khả dụng, bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hỗ trợ phát triển trong suốt vòng đời sản phẩm.

  • Product Owner, PO (Chủ Nhiệm Sản phẩm)

    Chủ Nhiệm Sản phẩm là thành viên nhóm Agile chịu trách nhiệm chính trong việc tối đa hóa giá trị mà nhóm mang lại bằng cách đảm bảo rằng công việc của nhóm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và các bên liên quan.

  • Product Owner (PO) Sync (Phiên đồng bộ Chủ sản phẩm)

    Phiên đồng bộ Chủ sản phẩm (PO Sync) là một phiên của ART nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về tiến độ của ART hướng tới các mục tiêu PI và thực hiện các điều chỉnh cần thiết.

R

  • Refactoring (Tái cấu trúc)

    Tái cấu trúc là việc cải thiện cấu trúc hoặc hoạt động bên trong của một mã hoặc thành phần mà không thay đổi hành vi bên ngoài của nó.

  • Relative Estimation (Ước tính Tương đối)

    Ước tính Tương đối là một kỹ thuật được sử dụng để nhanh chóng so sánh quy mô và giá trị của các công việc trong hệ thống.

  • Release (Bản phát hành)

    Một bản phát hành cung cấp chức năng đã triển khai cho người dùng cuối.

  • Release on Demand (Phát hành theo Nhu cầu)

    Phát hành theo Nhu cầu là một khía cạnh của dòng chảy chuyển giao liên tục phát hành chức năng mới ngay lập tức hoặc tăng dần dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp và khách hàng.

  • Release Train Engineer, RTE

    Release Train Engineer là một người lãnh đạo phục vụ và huấn luyện viên ART, người tạo điều kiện cho các sự kiện và quy trình ART, và hỗ trợ các nhóm trong việc mang lại giá trị.

  • Relentless Improvement (Cải tiến không ngừng)

    Cải tiến không ngừng là giá trị cốt lõi của SAFe khuyến khích học tập và phát triển thông qua việc phản ánh và cải tiến liên tục.

  • Roadmap (Lộ trình)

    Lộ trình là một lịch trình gồm các sự kiện và các cột mốc quan trọng nhằm dự báo và truyền đạt các giải pháp được đưa ra theo kế hoạch trong một khoảng thời gian.

S

  • SAFe

    SAFe là khung tổ chức làm việc hàng đầu thế giới về tính linh hoạt trong kinh doanh. SAFe tích hợp sức mạnh của Lean, Agile và DevOps vào một hệ thống hoạt động toàn diện giúp doanh nghiệp phát triển mạnh trong thời đại kỹ thuật số bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đổi mới nhanh hơn, dễ dự đoán hơn và với chất lượng cao hơn.

  • SAFe Big Picture, BP (Bức tranh lớn về SAFe)

    Bức tranh lớn về SAFe (BP) là một biểu diễn trực quan về các vai trò chính, hoạt động, và tạo tác của khung làm việc.

  • SAFe for Government (SAFe cho Chính phủ)

    SAFe cho Chính phủ là tập hợp các mô hình thành công giúp các tổ chức khu vực công đạt được kết quả phát triển giải pháp tốt hơn bằng cách triển khai các giá trị, tư duy, nguyên tắc và thực tiễn Lean-Agile của SAFe.

  • SAFe Implementation Roadmap (Lộ trình Triển khai SAFe)

    Lộ trình Triển khai SAFe bao gồm một biểu đồ tổng quan và một chuỗi 14 bài viết mô tả một chiến lược và một tập hợp các hoạt động được sắp xếp theo trình tự để triển khai SAFe thành công.

  • SAFe Lean Startup Cycle (Chu kỳ Khởi nghiệp Tinh gọn SAFe)

    Chu kỳ Khởi nghiệp Tinh gọn SAFe là một vòng lặp theo chu kỳ gồm các bước xây dựng - đo lường - học hỏi đã được đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc tối ưu hóa giá trị kinh tế của các khoản đầu tư chiến lược.

  • SAFe Lean-Agile Principles (Nguyên tắc Lean-Agile của SAFe)

    SAFe dựa trên mười nguyên tắc cơ bản, bất biến của Lean-Agile. Những nguyên lý và khái niệm kinh tế này truyền cảm hứng và cung cấp thông tin về vai trò và thực hành của SAFe.

  • SAFe Overview (Tổng quan về SAFe)

    Tổng quan về SAFe là sự thể hiện trực quan về bảy năng lực cốt lõi của Sự linh hoạt trong kinh doanh và các khía cạnh của mỗi năng lực.

  • SAFe Practice Consultants, SPCs (Nhà tư vấn Thực hành SAFe)

    Chuyên gia tư vấn thực hành SAFe đóng vai trò là những tác nhân tạo điều kiện và thúc đẩy thay đổi, được chứng nhận. Họ kết hợp kiến thức kỹ thuật của họ về SAFe với động lực nội tại để cải thiện phần mềm, hệ thống và quy trình kinh doanh Agile của công ty.

  • SAFe Scrum

    SAFe Scrum là một phương pháp Agile được các nhóm trong ART sử dụng để mang lại giá trị cho khách hàng trong khoảng thời gian ngắn. Các nhóm SAFe Scrum sử dụng các vòng lặp, hệ thống Kanban và các sự kiện Scrum để lập kế hoạch, thực hiện, chứng minh và nhìn lại công việc của họ.

  • SAFe Team Kanban

    SAFe Team Kanban là một phương pháp Agile được các đội nhóm trong ART sử dụng để liên tục chuyển giao giá trị. Các nhóm SAFe Kanban áp dụng quy trình dựa trên luồng cho công việc hàng ngày của họ và hoạt động theo nhịp vòng lặp của ART.

  • Scrum Master/ Team Coach, SM/TC (Scrum Master/ Huấn luyện viên nhóm)

    SAFe Scrum Master/Huấn luyện viên nhóm là người lãnh đạo và huấn luyện cho một nhóm Agile, người điều phối các sự kiện và quy trình của nhóm, đồng thời hỗ trợ các nhóm và ART trong việc chuyển giao giá trị.

  • Set-Based Design, SBD (Thiết kế dựa trên tập hợp)

    Thiết kế dựa trên tập hợp là một phương pháp phát triển Tinh gọn giữ cho yêu cầu và các tùy chọn thiết kế được linh hoạt trong suốt quá trình phát triển.

  • Shared Services (Dịch vụ Chia sẻ)

    Dịch vụ Chia sẻ đại diện cho các vai trò chuyên môn, con người và dịch vụ cần thiết cho sự thành công của một ART hoặc Solution Train, nhưng không phải làm việc toàn thời gian.

  • Solution (Giải pháp)

    Giải pháp là một sản phẩm, hệ thống hoặc dịch vụ cung cấp giá trị cho khách hàng nội bộ hoặc bên ngoài.

  • Solution Architect (Kiến trúc sư giải pháp)

    Kiến trúc sư gGải pháp chịu trách nhiệm xác định và truyền đạt tầm nhìn kiến trúc và kỹ thuật chung cho Solution Train để giúp đảm bảo giải pháp đang được phát triển sẽ phù hợp với mục đích đã định.

  • Solution Context (Bối cảnh giải pháp)

    Bối cảnh Giải pháp xác định các khía cạnh quan trọng của môi trường mà giải pháp hoạt động.

  • Solution Demo (Phiên Trình diễn giải pháp)

    Phiên Trình diễn giải pháp cung cấp cho các bên liên quan cái nhìn tổng thể về sự đóng góp của nhiều ART và nhà cung cấp, nhằm thu thập bằng chứng khách quan về hiệu suất của giải pháp và thu thập phản hồi

  • Solution Intent (Ý định Giải pháp)

    Ý định Giải pháp là kho lưu trữ, quản lý và truyền đạt kiến thức về hành vi và thiết kế giải pháp hiện tại và dự kiến.

  • Solution Management (Quản lý Giải pháp)

    Quản lý Giải pháp là chức năng chịu trách nhiệm xác định các giải pháp lớn, thoả mãn tiêu chí được khách hàng mong muốn, khả thi, khả dụng, bền vững và hỗ trợ phát triển trong suốt vòng đời của giải pháp.

  • Solution Train

    Solution Train là cấu trúc tổ chức được sử dụng để xây dựng các giải pháp lớn, yêu cầu sự phối hợp của nhiều ART và nhà cung cấp.

  • Solution Train Backlog

    Solution Train Backlog là danh mục công việc của Solution Train được thể hiện dưới dạng hệ thống Kanban để thu thập và quản lý các khả năng cũng như yếu tố hỗ trợ nhằm nâng cao giải pháp lớn và mở rộng hành lang kiến trúc của nó.

  • Solution Train Engineer, STE (Kỹ sư Giải pháp)

    Kỹ sư Giải pháp (STE) là một người lãnh đạo phục vụ và huấn luyện viên, người điều phối cho các sự kiện và quy trình của Solution Train, điều phối công việc của các ART và nhà cung cấp, và hỗ trợ các ART trong việc chuyển giao giá trị.

  • Solution Train Flow

    Solution Train Flow mô tả một trạng thái khi mà một Solution Train cung cấp một luồng liên tục các khả năng có giá trị cho khách hàng.

  • Solution Vision (Tầm nhìn Giải pháp)

    Tầm nhìn Giải pháp đại diện cho trạng thái tương lai của giải pháp đang được phát triển. Nó phản ánh nhu cầu của khách hàng và các bên liên quan, cũng như sản phẩm hoặc dịch vụ được đề xuất để đáp ứng những nhu cầu đó.

  • Spanning Palette

    Spanning Palette bao gồm các vai trò và tạo tác khác nhau có thể áp dụng cho một đội nhóm cụ thể, ART, giải pháp lớn, hoặc bối cảnh danh mục.

  • Spike

    Spike là một loại Câu chuyện hỗ trợ khám phá nhằm thu thập kiến thức cần thiết để giảm rủi ro khi áp dụng cách tiếp cận mang tính kỹ thuật, hiểu rõ hơn về yêu cầu hoặc tăng độ tin cậy của những ước tính.

  • Sprint

    Sprint là một thuật ngữ trong phương pháp Scrum mà trong SAFe gọi là vòng lặp (iteration).

  • Stories (Câu chuyện người dùng)

    Câu chuyện người dùng là các mô tả ngắn gọn về một phần chức năng mong muốn, được viết từ góc nhìn của người dùng.

  • Story Map (Bản đồ Câu chuyện)

    Bản đồ Câu chuyện là một kỹ thuật tư duy thiết kế sắp xếp một chuỗi các câu chuyện theo các nhiệm vụ mà người dùng thực hiện để đạt được mục tiêu của họ.

  • Story Point

    Story Point là một số tương đối được sử dụng để ước lượng sự kết hợp giữa khối lượng, độ phức tạp, kiến thức và mức độ không chắc chắn của các câu chuyện người dùng.

  • Strategic Themes (Các Chủ đề chiến lược)

    Các Chủ đề chiến lược là các mục tiêu kinh doanh ở cấp độ danh mục đầu tư cung cấp sự khác biệt cạnh tranh và lợi thế chiến lược. Chúng cung cấp bối cảnh kinh doanh cho chiến lược danh mục đầu tư và ra quyết định, đại diện cho các khía cạnh của ý định chiến lược của doanh nghiệp.

  • Sunk Costs (Chi phí chìm)

    Chi phí chìm là số tiền đã được chi tiêu và không thể thu hồi được.

  • Supplier (Nhà cung cấp)

    Nhà cung cấp là một tổ chức nội bộ hoặc bên ngoài, phát triển và cung cấp các thành phần giải pháp, hệ thống con, hoặc dịch vụ cho ARTs và các chuỗi giá trị phát triển.

  • SWOT Analysis (Phân tích SWOT)

    Phân tích SWOT là một kỹ thuật lập kế hoạch chiến lược được sử dụng để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của một danh mục đầu tư SAFe.

  • System Architect (Kiến trúc sư Hệ thống)

    Kiến trúc sư Hệ thống chịu trách nhiệm xác định và truyền đạt tầm nhìn kỹ thuật và kiến trúc chung cho các giải pháp được phát triển bởi ART.

  • System Demo (Phiên trình diễn Hệ thống)

    Phiên trình diễn Hệ thống cung cấp cho các bên liên quan cái nhìn tổng hợp về các tính năng mới cho iteration gần nhất được tất cả các đội nhóm trong ART cung cấp. Mỗi phiên trình diễn cung cấp một thước đo khách quan về tiến độ và cơ hội để đưa ra phản hồi.

  • System Team (Nhóm Hệ thống)

    Nhóm Hệ thống là một nhóm Agile chuyên biệt duy trì việc xây dựng và hỗ trợ môi trường phát triển linh hoạt, bao gồm phát triển và duy trì Dòng Chuyển giao Liên tục (CDP). Họ cũng có thể hỗ trợ việc tích hợp các tài sản, kiểm thử giải pháp từ đầu đến cuối, tư duy và thực hành DevOps, triển khai, và phát hành theo nhu cầu

  • Systems Thinking (Tư duy Hệ thống)

    Tư duy Hệ thống là một cách tiếp cận toàn diện kết hợp tất cả các khía cạnh của hệ thống và môi trường của nó vào thiết kế, phát triển, triển khai và bảo trì.

T

  • Team and Technical Agility, TTA (Sự linh hoạt ở nhóm và kĩ thuật)

    Năng lực linh hoạt ở nhóm và kĩ thuật (TTA) mô tả các kỹ năng quan trọng, nguyên tắc, và phương pháp thực hành mà các nhóm Agile hiệu suất cao trên Agile Release Train sử dụng để tạo ra các giải pháp chất lượng cao cho khách hàng của họ.

  • Team Backlog (Danh sách công việc của nhóm)

    Danh sách công việc của nhóm là một hệ thống Kanban được sử dụng để thu thập và quản lý các câu chuyện người dùng và các yếu tố hỗ trợ nhằm cải thiện giải pháp.

  • Team Flow

    Team Flow mô tả một trạng thái trong đó các nhóm Agile chuyển giao dòng giá trị liên tục cho khách hàng.

  • Team Sync (Phiên đồng bộ Nhóm)

    Đồng bộ Nhóm là một cuộc họp ngắn (thường là 15 phút hoặc ít hơn), thường được tổ chức hàng ngày, để kiểm tra tiến độ hướng tới các mục tiêu của nhóm, giao tiếp, và điều chỉnh công việc sắp tới đã lên kế hoạch.

  • Team Topologies (Cấu trúc liên kết nhóm)

    Cấu trúc liên kết nhóm mô tả bốn mô hình tổ chức có thể được sử dụng để tổ chức các nhóm Agile và ART.

  • Test-Driven Development, TDD (Phát triển dựa trên Kiểm thử)

    Phát triển dựa trên Kiểm thử (TDD) là một cách tư duy và kĩ thuật thực hành theo cách thự hiện xây dựng và kiểm thử trước khi viết mã (code) cho một cấu phần hoặc hệ thống.

  • TOWS Analysis (Phân tích TOWS)

    Phân tích TOWS là một công cụ tư duy được sử dụng cùng với phân tích SWOT để giúp xác định các lựa chọn chiến lược nhằm phát triển danh mục đầu tư SAFe.

U

  • U-curve Optimization (Tối ưu hóa đường cong U)

    Tối ưu hóa đường cong U xác định kích thước lô tối ưu bằng cách tìm điểm mà tổng chi phí giao dịch và chi phí lưu trữ là thấp nhất.

V

  • Value Management Office, VMO (Trung tâm Quản lý Giá trị)

    Trung tâm Quản lý Giá trị (VMO) là một chức năng tổ chức chịu trách nhiệm hỗ trợ quá trình Quản lý danh mục tinh gọn và thúc đẩy vận hành xuất sắc và quản trị tinh gọn như một phần của quá trình chuyển đổi Lean-Agile.

  • Value Stream (Chuỗi Giá trị)

    Chuỗi Giá trị là chuỗi các hoạt động bao gồm tất cả nhân lực, hệ thống, thông tin và nguồn lực cần thiết để mang lại giá trị cho khách hàng.

  • Value Stream Coordination (Điều phối Chuỗi Giá trị)

    Điều phối Chuỗi Giá trị mô tả cách quản lý sự phụ thuộc giữa các luồng giá trị và khai thác các cơ hội tồn tại trong các mối liên kết.

  • Value Stream Identification (Xác định Chuỗi Giá trị)

    Xác định Chuỗi Giá trị là một hoạt động được sử dụng để xác định các chuỗi giá trị phát triển và các chuỗi giá trị vận hành mà chúng hỗ trợ.

  • Value Stream KPIs (Các chỉ số KPIs của Chuỗi giá trị)

    Các chỉ số KPIs của Chuỗi giá trị là các thước đo định lượng được sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động của một chuỗi giá trị so với các mục tiêu kinh doanh của nó.

  • Value Stream Management, VSM (Quản lý Chuỗi Giá trị)

    Quản lý Chuỗi Giá trị (VSM) là lĩnh vực về lãnh đạo và kỹ thuật nhằm thúc đẩy tối đa dòng giá trị kinh doanh thông qua vòng đời chuyển giao giải pháp từ đầu đến cuối

  • Value Stream Mapping (Lập bản đồ Chuỗi Giá trị)

    Lập bản đồ chuỗi giá trị là một hoạt động được sử dụng để xác định các bước riêng lẻ trong một quy trình làm việc và độ trễ giữa các bước.

  • Value Streamlet

    Một Value Streamlet là một luồng giá trị nhỏ hơn, phần lớn độc lập trong một luồng giá trị phát triển mang lại giá trị theo nhu cầu và tốc độ của khách hàng.

  • Verification and validation, V&V (Xác minh và Xác nhận)

    Xác minh và xác nhận (V&V) là các quy trình được sử dụng để đảm bảo sản phẩm, dịch vụ hoặc hệ thống được thiết kế phù hợp với ý định giải pháp và phù hợp với mục đích của nó.

W

  • Weighted Shortest Job First, WSJF

    WSJF là một kĩ thuật được sử dụng để sắp xếp độ ưu tiên cho công việc nhằm tối đa lợi ích kinh tế. Trong SAFe, WSJF được ước tính bằng cách chia chi phí trì hoãn tương đối cho thời gian thực hiện tương đối.

  • Work in Process

    Work in Process (WIP) thể hiện số hạng mục công việc đang thực hiện trong một hệ thống.

5

  • 5 Whys (Kĩ thuật hỏi 5 lần tại sao)

    Kĩ thuật hỏi 5 lần tại sao là một kỹ thuật giải quyết vấn đề đã được chứng minh, được sử dụng để khám phá các mối quan hệ nhân quả ẩn sau một vấn đề cụ thể như một phần của Phiên thanh tra và thích nghi (I&A)